Bạn nghĩ gạch yoga chỉ cần thiết đối với người mới bắt đầu tập? Thực tế, không chỉ riêng người mới bắt đầu tập mà những người đã tập lâu năm cũng rất cần đến gạch yoga để thực hiện những tư thế khó. Không những vậy, gạch yoga còn giúp bạn thực hiện trọn vẹn các tư thế để nhận được nhiều lợi ích nhất từ yoga.
Gạch yoga là gì?
Gạch yoga là dụng cụ giúp hỗ trợ người tập thực hiện một số tư thế đòi hỏi sự linh hoạt.
Sử dụng gạch yoga sẽ giúp bạn thực hiện được các tư thế mà bình thường bạn không thực hiện được. Ngoài ra, nó cũng rất tốt đối với quá trình hồi phục chấn thương.
Gạch yoga rất hữu ích cho người mới tập khi cơ, gân, khớp chưa đủ dẻo dai
Gạch yoga giúp bạn tăng nhận thức, cảm nhận và hỗ trợ cơ bắp trong một số trường hợp cụ thể
Bạn có thể dùng gạch yoga trong khi thực hiện các tư thế đứng, nằm, ngồi đều được.
Vì sao cần trang bị gạch Yoga ngay hôm nay
1. Mở rộng hông trong các tư thế ngồi
Đa phần, người mới tập thường có khớp hông kém linh hoạt. Do đó, khi thực hiện các tư thế mở hông, họ thường gặp nhiều khó khăn. Nếu bạn sử dụng gạch tập yoga, phụ kiện này sẽ giúp hông được điều chỉnh ở tư thế thoải mái, đồng thời giúp giảm căng thẳng ở các khớp và cơ thắt lưng. Cụ thể, bạn có thế sử dụng gạch tập yoga để hỗ trợ khi thực hiện các tư thế như:
- Tư thế hoa sen
- Tư thế bán liên hoa
- Tư thế bán già phu tọa
- Tư thế anh hùng
2. Hỗ trợ thực hiện các tư thế gập người về phía trước
Khi sử dụng gạch tập yoga, phụ kiện tập yoga này sẽ cung cấp cho bạn sự hỗ trợ để bạn dễ dàng gập người về phía trước và tay chạm vào các ngón chân. Với những tư thế đứng gập người về phía trước, chẳng hạn như tư thế đứng gập người về phía trước, tư thế xoạc chân đứng thẳng… bạn có thể kê gạch ở phía dưới để hỗ trợ.
Còn với các tư thế ngồi gập người về phía trước, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Ngồi lên gạch yoga, chân duỗi thẳng, bàn chân dựng đứng vuông góc cẳng chân.
- Hít vào thật sâu và vươn hai tay lên cao.
- Thở ra gập người về trước và hai tay nắm lấy bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân. Bạn sẽ thấy với sự hỗ trợ của gạch, việc gập người về phía trước rất là đơn giản.
3. Căn chỉnh đầu gối
Đầu gối là bộ phận dễ bị chấn thương khi tập yoga nhất. Nguyên nhân của điều này một phần là do vị trí đặt không đúng. Mặt khác là do các cơ chịu trách nhiệm bảo vệ đầu gối rất yếu.
Không những vây, khi bạn đặt đầu không đúng, các cơ xung quanh đầu gối cũng không hoạt động đúng cách. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của gạch tập yoga, bạn sẽ không còn phải lo lắng gặp phải vấn đề này trong khi tập
- Tư thế lạc đà: Thông thường, khi thực hiện tư thế này, bạn sẽ đặt đầu gối sai khoảng cách, điều này không chỉ tạo áp lực lên đầu gối mà còn gây căng thẳng cho lưng dưới. Khoảng cách giữa đầu gối không được rộng hơn khoảng cách giữa hông. Do đó, bạn có thể đặt đầu gối ở giữa 2 mắt cá chân và 2 bắp đùi để kích hoạt sức mạch của các cơ chịu trách nhiệm bảo vệ đầu gối.
- Tư thế cái ghế: Bạn có thể đặt gạch yoga giữa 2 đầu gối hoặc bắp đùi để tăng cường sức mạnh của các cơ và đảm bảo các khớp nằm thẳng hàng. Một lỗi phổ biến khi thực hiện tư thế này là một bên đầu gối thường đưa ra nhiều hơn so với bên còn lại.
4. Căn chỉnh cánh tay và vai
Gạch tập yoga có thể được sử dụng cho bất kỳ tư thế nào mà 2 cánh tay phải nâng cao và vươn khỏi đầu. Bạn có thể đặt gạch tập giữa 2 lòng bàn tay để kích thích cơ bắp tay và cơ tay sau mà không làm căng vai. Một số tư thế cụ thể:
- Tư thế chiến binh 1
- Tư thế cái ghế
- Tư thế góc nghiêng
- Tư thế cái cây
Đừng tác động lực từ lòng bàn tay vào khối gạch yoga để tránh gây áp lực lên vai. Gạch tập yoga chỉ có tác dụng kích thích cơ bắp ở cánh tay.
5. Xua tan nỗi sợ khi thực hiện tư thế con quạ
Tư thế con quạ là tư thế khá phổ biến. Tuy nhiên với nhiều người, đây là một tư thế gây ám ảnh bởi nó có thể khiến mặt bạn bị đập xuống sàn bất cứ lúc nào. Gạch tập yoga sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo này. Bạn chỉ cần đặt gạch dưới trán khi thực hiện. Sau đó, đặt hờ trán trên khối gạch để có thêm sự hỗ trợ và cân bằng.
6. Hỗ trợ thực hiện các tư thế thư giãn
Gạch yoga được mệnh danh là vua và nữ hoàng của loại hình yoga phục hồi (restorative yoga) bởi dụng cụ này có tác dụng hỗ trợ thực hiện các tư thế thư giãn rất tốt
- Tư thế con cá: đặt một khối gạch ở dưới giữa lưng và 1 tư thế dưới đầu để ngực và vai được mở ra một cách nhẹ nhàng
- Tư thế cây cầu: đặt một viên gạch ngay dưới xương chậu để dễ vào tư thế
- Tư thế góc cố định: đặt các khối gạch phía dưới đầu gối để hỗ trợ mở hông
7. Hỗ trợ thực hiện các tư thế nâng cao
Với sự hỗ trợ của gạch tập yoga, bạn có thể dễ dàng thực hiện các tư thế nâng cao mà không khiến cơ thể bị căng thẳng. Bạn có thể dùng nó để hỗ trợ thực hiện các tư thế như
- Tư thế cá heo
- Tư thế đứng bằng cẳng tay
- Tư thế châu chấu
- Tư thế đảo ngược
- Tư thế rùa ngủ
Nên mua bao nhiêu khối gạch Yoga?
Bạn nên mua khoảng 2 khối hoặc nhiều hơn. Bởi nhiều tư thế yêu cầu nhiều khối gạch tập hơn để cơ thể thư giãn hoàn toàn.
Bạn có thể sử dụng 1 khối gạch để:
- Hỗ trợ thực hiện các tư thế một phía như tư thế tam giác, tư thế góc cố định và tư thế mặt trăng
- Giúp bạn cảm thấy thoải mái khi tập tư thế anh hùng, tư thế con cá và tư thế bồ câu
- Hỗ trợ cân bằng và căn chỉnh trong các tư thế cánh cung và con thuyền
Bạn cần hai khối gạch yoga để:
- Hỗ trợ thực hiện các tư thế mở rộng hai bên như tư thế xoạc chân, tư thế lạc đà và tư thế chó cúi mặt
- Hỗ trợ xây dựng sức mạnh
- Hỗ trợ thực hiện các tư thế phục hồi như tư thế cây cầu
Kích cỡ và chất liệu của gạch yoga?
Người tập yoga lâu năm không nhất thiết phải dùng gạch nhỏ và người mới tập cũng không nhất thiết phải dùng gạch lớn. Bạn nên chọn gạch tập có kích thước phù hợp với cơ thể. Kích thước chuẩn của gạch yoga thường 4 x 6 x 9.
Nếu bạn nhỏ người hoặc bạn chỉ dùng gạch tập hỗ trợ phần đùi và đầu gối, bạn có thể mua các khối nhỏ hơn với kích thước: 3 x 6 x 9
Hiện gạch tập yoga thường được làm từ 3 chất liệu phổ biến:
- Gỗ: Nặng và không hoàn toàn thoải mái, chất liệu này sử dụng chỉ sử dụng để hỗ trợ cân bằng
- Foam: Nhẹ và giá cả phải chăng nhưng đôi khi không thể hỗ trợ được trọng lượng cơ thể. Bạn nên tìm những khối foam cứng để hỗ trợ tốt hơn.
- Bần: Chất liệu này vẫn còn khá nặng và có thể hỗ trợ trọng lượng rất tốt, tuy nhiên, nó lại không đem đến cảm giác thoải mái khi tập các tư thế thư giãn. Ngoài ra, chất liệu này cũng không bị trơn khi ướt. Do đó, nếu bạn tập yoga nóng, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng loại gạch tập này.